• Địa chỉ
    CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

  • Email:
    hcm@saac.com.vn

  • Hotline:
    0909012357

Chi tiết

Quản lý rủi ro thuế

Quản lý rủi ro về thuế là việc phân loại, đánh giá người nộp thuế (NNT) dựa trên hệ thống tiêu thức rủi ro về thuế từ đó xác định NNT có mức độ tuân thủ thấp và khả năng gian lận về thuế cao để tập trung nguồn lực xử lý nhằm nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT theo nguyên tắc ưu tiên nguồn lực quản lý gian lận có thể mang lại tổn thất lớn nhất và những sai phạm có nhiều khả năng xảy ra nhất.

Quản lý rủi ro được áp dụng ở hầu hết các khâu trong công tác quản lý thuế: đăng ký thuế; khai thuế, nộp thuế; hoàn thuế; xác định, lựa chọn NNT để thực hiện đưa vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế; quản lý nợ thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại NNT để áp dụng các biện pháp quản lý trong việc tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế; thu thập, phân tích thông tin, xác định trọng điểm giám sát đối với NNT có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế; cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý thuế.

Trên cơ sở thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thuế, hệ thống tiêu thức và phương pháp đánh giá rủi ro, cơ quan thuế tiến hành đánh giá, phân loại, xác định các nhóm NNT có mức độ rủi ro cao về thuế để lập kế hoạch xử lý rủi ro mà trọng tâm là áp dụng các biện pháp về tuyên truyền hỗ trợ, thanh tra và quản lý nợ thuế với mục tiêu tăng cường tính tuân thủ tự nguyện của NNT.

Xu thế áp dụng quản lý rủi ro

Quản lý rủi ro đang là một xu thế, ngày càng được áp dụng rộng rãi trong công tác quản lý. Đối với cơ quan thuế việc áp dụng mô hình quản lý thuế theo rủi ro là một yêu cầu khách quan và là giải pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế. Tính tất yếu của việc áp dụng phương pháp quản lý rủi ro có thể thấy rõ ở cả hai khía cạnh, từ nội tại cơ quan thuế và nhu cầu của xã hội.

Đối với cơ quan thuế, số NNT tăng ngày càng nhanh, đặc biệt là khi áp dụng Luật thuế thu nhập cá nhân; quy mô hoạt động của NNT ngày càng lớn, tính chất hoạt động ngày càng phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro về thuế. Tuy nhiên, cơ quan thuế không có đủ nguồn lực về nhân lực, vật lực, tài lực và kỹ thuật để quản lý tất cả NNT.

Việc chuyển sang quản lý thuế theo rủi ro sẽ giúp cơ quan thuế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của mình để tập trung quản lý các nhóm NNT có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất; tiết kiệm thời gian, hiểu được hành vi tuân thủ của NNT, từ đó phân loại để có chiến lược xử lý rủi ro phù hợp, giám sát chặt chẽ và xử lý kịp thời các hành vi không tuân thủ. Do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng chi phí quản lý thuế, dành nguồn lực vào quản lý nhóm NNT chưa tuân thủ tốt, hướng dẫn, hỗ trợ đối với các lĩnh vực phức tạp, quy định khó hiểu gây nhầm lẫn cho NNT và tạo được sự bình đẳng, nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT.

Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế quản lý này cũng sẽ giúp NNT nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quá trình thực hiện pháp luật thuế và được cơ quan thuế hướng dẫn hỗ trợ kịp thời khi có nhu cầu hỗ trợ.

Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau: Cơ quan thuế áp dụng quản lý rủi ro để khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để NNT tuân thủ tốt các quy định của pháp luật, đồng thời phòng chống, phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật thuế trong quản lý thuế đối với NNT.

Trong quản lý thuế NNT phải được đánh giá rủi ro để áp dụng lựa chọn trường hợp kiểm tra, thanh tra thuế, phân loại hồ sơ hoàn thuế, biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, phân loại trường hợp tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế.

Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên “Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT” của Tổng cục Thuế.

Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát trên cơ sở đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với những trường hợp được đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro thấp.

Cơ quan thuế thực hiện cập nhật thông tin đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế và hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT theo nguyên tắc điện tử hóa, số hóa các chứng từ, thông tin liên quan. Các hoạt động tác nghiệp phải thực hiện trên hệ thống, đảm bảo cập nhật trạng thái quản lý thường xuyên, liên tục.

Mô hình quản lý rủi ro trong quản lý thuế

Mô hình tuân thủ:

 

image

 

Mô hình tuân thủ trên được nhiều nước sử dụng trong đánh giá hành vi tuân thủ của NNT và biện pháp xử lý của cơ quan thuế đối với các hành vi tuân thủ khác nhau. Hình kim tự tháp thể hiện chiến lược xử lý tuân thủ của cơ quan thuế, trong đó: cạnh bên trái của kim tự tháp thể hiện hành vi tuân thủ của NNT, cạnh đối xứng bên phải thể hiện biện pháp ứng xử của cơ quan thuế đối với hành vi tuân thủ; mũi tên nằm trên đường trung tuyến thể hiện chiến lược xử lý của cơ quan thuế để nâng cao tính tuân thủ tự nguyện của NNT, cụ thể:

Nếu hành vi của NNT là “sẵn sàng tuân thủ”, thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “tạo điều kiện thuận lợi” tốt nhất để NNT tuân thủ. Nếu hành vi của NNT là “cố gắng tuân thủ nhưng không phải lúc nào cũng thành công” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “hỗ trợ” để NNT tuân thủ. Nếu hành vi của NNT là “không muốn tuân thủ nhưng sẽ tuân thủ nếu cơ quan thuế quan tâm” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “ngăn chặn thông qua các biện pháp phát hiện vi phạm” để NNT tuân thủ. Nếu hành vi của NNT là “quyết tâm không tuân thủ” thì biện pháp của cơ quan thuế sẽ là “áp dụng toàn bộ các quyền lực theo pháp luật” để bắt buộc NNT tuân thủ.

Chiến lược xử lý tuân thủ tập trung vào việc nghiên cứu hành vi tuân thủ của NNT và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp nhằm tạo áp lực để giảm số NNT không tuân thủ. Hành vi của NNT chịu tác động của các yếu tố trong môi trường hoạt động và các yếu tố nằm trong bản thân của NNT, cụ thể các yếu tố trong môi trường hoạt động gồm: Đặc tính ngành nghề kinh doanh. Chiến lược kinh doanh. Yếu tố xã hội. Yếu tố kinh tế. Yếu tố tâm lý.

Đồng thời hành vi tuân thủ cũng chịu tác động trực tiếp của các yếu tố thuộc bản thân người nộp thuế: mức độ đa dạng và phức tạp trong cơ cấu hoạt động; chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ: trình độ nhân viên, chất lượng các quy trình kiểm soát và hệ thống kế toán, mức độ tuân thủ các quy trình và hệ thống kế toán; hành vi của các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh, người điều hành.

6 bước cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro

Theo Điều 5, Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 21/12/2015 của Bộ Tài chính, quản lý rủi ro trong quản lý thuế được thực hiện theo trình tự sau đây:

image

 

 

 

 

 

 

Thứ nhất, cơ quan thuế tổ chức thu thập, xử lý thông tin dữ liệu theo phương thức điện tử liên quan đến NNT. Xây dựng, vận hành, quản lý, sử dụng... “Hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT” của Tổng cục Thuế.

Thứ hai, Tổng cục Thuế xây dựng, trình Bộ Tài chính ban hành bộ tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ (3 năm); định kỳ hàng quý thực hiện rà soát điều chỉnh bổ sung đảm bảo tính cập nhật phù hợp thực tế.

Thứ ba, cơ quan thuế căn cứ các quy định của pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế, bộ tiêu chí quản lý rủi ro, hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và ứng dụng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ thuế để phân tích, xác định, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật thuế.

Thứ tư, cơ quan thuế căn cứ kết quả đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của NNT tại Khoản 3, Điều 5, Thông tư 204/2015/TT-BTC để áp dụng các biện pháp: Quản lý đăng ký thuế; quản lý, kiểm tra khai thuế, nộp thuế; kiểm tra, thanh tra thuế; phân loại hồ sơ hoàn thuế; biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; phân loại đối tượng tạo, in, phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác đối với NNT.

Thứ năm, cơ quan thuế theo dõi, cập nhật, đánh giá thông tin phản hồi về kết quả thực hiện các biện pháp quản lý thuế đối với NNT tại Khoản 4, Điều 5 thông tư này; đo lường mức độ tuân thủ pháp luật của NNT.

Thứ sáu, cơ quan thuế quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý thuế

Khách hàng tiêu biểu

Vì sao chọn chúng tôi

VỀ PHƯƠNG NAM

VỀ PHƯƠNG NAM

Năng lực lõi của Công ty chúng tôi được xây dựng dựa trên tính chuyên nghiệp, tận tâm, chất lượng của dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn...

TẦM NHÌN

TẦM NHÌN

Bằng khát vọng khẳng định cùng với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào con người, Phương Nam phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ kiểm...

SỨ MỆNH

SỨ MỆNH

Phương Nam luôn nỗ lực cung cấp các giải pháp tối ưu cho quá trình phát triển của từng khách hàng. Phương Nam góp phần làm lớn mạnh cộng đồng...

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

Chúng tôi luôn duy trì và mở rộng tối đa kênh giao tiếp với khách hàng, để lắng nghe và giải quyết nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Nỗ lực...

Bản tin

Vi phạm quy định về Kế Toán có thể ngồi tù đến 20 năm từ ngày 01/01/2018

Căn cứ quy định: – Theo điều 200, điều 221 Bộ Luật hình sự 2015 – Điều 1, Điều 2 Luật..

NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI PHẢI ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC TỪ 1/1/2018

CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 2 LUẬT BHXH SỐ 58/2014QH13 NGÀY 20/11/2014 - CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 4 QUYẾT..

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018 Theo quy định tại Thông tư số..

Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán..

Chat Live Facebook