• Địa chỉ
    CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH

  • Email:
    hcm@saac.com.vn

  • Hotline:
    0909012357

Chi tiết

Cách tính tiền lương làm thêm giờ : ngày nghỉ,lễ, tết

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động.

 Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động. T rả lương khi người lao động làm thêm giờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 6 của Thông tư 23/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

1. Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 104 của Bộ luật lao động và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số giờ làm thêm

 

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);

 b) Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường;

 c) Mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

 d) Mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động, đối với người lao động hưởng lương theo ngày. Người lao động hưởng lương ngày là những người có tiền lương thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động theo ngày và chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động.

VÍ DỤ: Công ty  yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương thì phải trả tiền lương làm thêm giờ như sau:

 Giả sử đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm ngày bình thường của người lao động là A thì:

- Đối với lao động hưởng lương tháng, tiền lương làm thêm giờ vào ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương ít nhất sẽ là: A x 300%

 - Đối với lao động hưởng lương ngày thì ngoài tiền lương ít nhất bằng 300%A, người lao động còn được trả tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định.

  2. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm, công việc theo định mức lao động đã thỏa thuận và được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ

=

Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường

x

Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%

x

Số sản phẩm làm thêm

Trong đó:

a) Mức ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày thường;

b) Mức ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần;

c) Mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.

Chứng từ làm thêm giờ:

 Mẫu số 01b-LĐTL - Bảng chấm công làm thêm giờ

Mẫu số 06-LĐTL - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ

 Một vài lưu ý đối với tiền làm thêm giờ:

 + Về thuế Thu nhập doanh nghiệp: Theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế tại Công văn số 2323/TCT-CS ngày 15/6/2015, trường hợp vì nguyên nhân khách quan hoặc lý do chính đáng doanh nghiệp phải tăng thời gian làm thêm giờ vượt quá mức quy định thì khoản tiền làm thêm giờ vượt mức thực chi trả cho người lao động nếu có đủ chứng từ cũng được tính vào chi phí hợp lý. (Quy định rõ về mức hưởng và điều kiện được hưởng về khoản tiền lương làm thêm giờ trên HĐLĐ, quy chế lương thưởng..., giấy báo/đề nghị/quyết định làm thêm giờ, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền làm thêm giờ...)

 + Về thuế thu nhập cá nhân: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp trả tiền lương cho người lao động làm thêm giờ cao hơn tiền lương tính theo ngày làm việc bình thường thì phần tiền lương trả cao hơn do làm thêm giờ được miễn thuế TNCN

Ví dụ: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:  60.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là: 80.000 đồng/giờ – 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

Theo quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động số 10/2012/QH13, Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

 a) Được sự đồng ý của người lao động; b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm; c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ

 

 

Khách hàng tiêu biểu

Vì sao chọn chúng tôi

VỀ PHƯƠNG NAM

VỀ PHƯƠNG NAM

Năng lực lõi của Công ty chúng tôi được xây dựng dựa trên tính chuyên nghiệp, tận tâm, chất lượng của dịch vụ kiểm toán, kế toán, tư vấn...

TẦM NHÌN

TẦM NHÌN

Bằng khát vọng khẳng định cùng với chiến lược đầu tư mạnh mẽ vào con người, Phương Nam phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ kiểm...

SỨ MỆNH

SỨ MỆNH

Phương Nam luôn nỗ lực cung cấp các giải pháp tối ưu cho quá trình phát triển của từng khách hàng. Phương Nam góp phần làm lớn mạnh cộng đồng...

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

NHIỆM VỤ CHIẾN LƯỢC

Chúng tôi luôn duy trì và mở rộng tối đa kênh giao tiếp với khách hàng, để lắng nghe và giải quyết nhiều hơn nhu cầu của khách hàng. Nỗ lực...

Bản tin

Vi phạm quy định về Kế Toán có thể ngồi tù đến 20 năm từ ngày 01/01/2018

Căn cứ quy định: – Theo điều 200, điều 221 Bộ Luật hình sự 2015 – Điều 1, Điều 2 Luật..

NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀ CÔNG DÂN NƯỚC NGOÀI PHẢI ĐÓNG BHXH BẮT BUỘC TỪ 1/1/2018

CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 2 LUẬT BHXH SỐ 58/2014QH13 NGÀY 20/11/2014 - CĂN CỨ KHOẢN 2 ĐIỀU 4 QUYẾT..

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018

Các khoản thu nhập tính đóng BHXH áp dụng từ ngày 01/01/2018 Theo quy định tại Thông tư số..

Thông tư 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp

Thông tư 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán..

Chat Live Facebook